Cách cúng đưa ông Táo về Trời – Hướng dẫn đầy đủ và chi tiết nhất

Ngày 23 tháng Chạp (tháng 12 âm lịch) hằng năm, người Việt thường làm lễ cúng đưa ông Táo về trời. Đây là lễ cúng đặc sắc dịp cuối năm được lưu truyền từ xưa đến nay. Tuy nhiên, có nhiều người, đặc biệt là những người trẻ vẫn chưa thật sự hiểu rõ về cách cúng đưa ông Táo về trời. Cùng Trầm Hương Mộc Thủy tìm hiểu chi tiết về lễ cũng này qua bài viết dưới đây

Tìm hiểu cách cúng đưa ông Táo về trời chuẩn nhất

Cách cúng đưa ông Táo không quá phức tạp. Gia chủ khi làm lễ này cần chú ý đến những yếu tố như vị trí cúng, thời gian, lễ vật, văn khấn, cách hóa vàng. Cụ thể như sau:

Vị trí cúng ông Táo ở bếp hay trên bàn thờ? 

Theo quan niệm dân gian, Ông Táo là vị thần trông coi việc bếp núc của người dân. Do đó, nhiều người cho rằng cúng Ông Công ông Táo nên thực hiện dưới bếp. Tuy nhiên, theo các chuyên gia nghiên cứu về tâm linh thì cúng Táo quân cần được thực hiện ở bàn thờ sạch sẽ và tôn nghiêm.

Các gia đình thường có bàn thờ ông Táo riêng và việc cúng ông Táo sẽ được thực hiện tại khu vực này. Trong trường hợp không có bàn thờ ông Táo thì gia chủ có thể thực hiện lễ cúng đưa tại bàn thờ gia tiên hoặc thờ thần linh đều được.

Nếu như không có bàn thờ trong nhà ( chẳng hạn như nhà đi thuê chung) thì các bạn có thể chuẩn bị một chiếc bàn sạch sẽ, chuẩn bị mâm cúng và đặt trong khu vực nhà bếp. Các bạn cần lưu ý đặt mâm cúng trên cao, không đặt dưới sàn đất. Có thể dùng rượu trắng, gừng lau qua phần sàn nhà bếp trước khi cúng.

Chọn vị trí phù hợp nhất để cúng đưa ông Táo về trời
Chọn vị trí phù hợp nhất để cúng đưa ông Táo về trời

Cúng đưa ông Táo về trời vào thời điểm nào chuẩn nhất?

Theo các chuyên gia nghiên cứu về đời sống tâm linh cho rằng: Cúng ông Công ông Táo không nên thực hiện quá sớm. Lễ cúng Táo Quân có thể thực hiện sớm nhất vào ngày 20 tháng Chạp. Nhưng thời điểm phù hợp nhất là vào ngày 23 tháng Chạp. Theo quan niệm dân gian, vào 12h trưa ngày 23 tháng Chạp là thời điểm ông Táo bay về chầu trời. Do đó, gia chủ cần lưu ý làm lễ cúng tiễn ông Táo trước giờ này.

 Trước khi cúng ông Táo, bạn cần lau dọn sạch sẽ bán thờ. Rút tỉa chân nhang trước khi cúng. Nếu chưa biết, bạn có thêm xem thêm bài viết Nên rút chân nhang trước hay sau khi cúng ông Táo, tại đây nhé ! 

Những vật phẩm cần thiết để cúng đưa ông Táo về trời

Như chúng tôi đã chia sẻ, cách cúng đưa ông táo về trời khá đơn giản. Do đó, đồ cúng cũng không quá cầu kỳ. Thông thường, đồ lễ cúng ông Công, ông Táo chỉ cần các loại bánh, kẹo và nước trà với mong muốn ông Táo có thể “ngọt giọng” báo cáo những điều hay, điều tốt lên Ngọc Hoàng. Với lễ cúng Táo quân, gia chủ không nhất thiết phải làm cả mâm cỗ thịnh soạn. Nếu gia đình có điều kiện có thể làm mâm cỗ chay hoặc cỗ mặn. Lưu ý, với mâm cỗ này, các bạn không đặt trên bàn thờ mà đặt vào một cái bàn nhỏ phía dưới.

Ngoài ra, khi mua lễ vật để cúng ông Công, ông Táo các bạn nhớ chuẩn bị 3 chiếc mũ ông Công, gồm 2 mũ đàn ông và một mũ đàn bà. Sau khi lễ cúng xong thì những đồ lễ này sẽ được đốt đi.

Theo quan niệm dân gian, để ông Táo có phương tiện về chầu trời nên người dân cần phải cúng thêm cả cá. cúng thêm cả cá. Tùy thuộc vào từng địa phương mà cách chuẩn bị phương tiện cho ông Táo có sự khác biệt:

  • Miền Bắc: Gia chủ cúng 3 con cá chép (cá vàng) sống. Và 3 con cá này sẽ được đặt trong chậu nước với ý nghĩa “cá chép hóa rồng” nên sẽ đưa ông Táo về trời nhanh chóng và an toàn hơn. Sau lễ cúng, những con cá sẽ được phóng sinh xuống sông, hồ. 
  • Miền Trung: Thông thường, người miền Trung thường cúng thêm một con ngựa với giấy cương, yên đầy đủ cho ông Táo chầu Trời.
  • Tại miền Nam: Người miền Nam thường chỉ cúng mũ, áo, hài giấy.

👉  Đọc Thêm: Cách Hóa Giải Vong Theo Và Dấu Hiệu Nhận Biết Vong Theo  👈

Vật phẩm cúng đưa ông Táo về trời có sự khác biệt giữa các miền
Vật phẩm cúng đưa ông Táo về trời có sự khác biệt giữa các miền

Hướng dẫn cách cúng đưa Ông Táo về Trời

Trong cách đưa ông Táo về trời, gia chủ thắp 3- 5-7-9 nén hương tùy ý ( số nén hương phải là số lẻ). Sau đó, vái 3 vái và khấn bài cúng ông Công ông Táo. Chờ đến khi hương tàn 2/3 để các ông Táo nhận được vật phẩm xong thì xin phép hạ lễ hóa vàng.

 Nếu chưa biết Ý nghĩa số nén nhang khi thắp. Mời quý vị xem tiếp bài viếtÝ Nghĩa số Nến Nhang khi Thờ Cúng, tại đây nhé ! 

Cách khấn cúng đưa như sau:

“Nam mô a di đà Phật!

Nam mô a di đà Phật!

Nam mô a di đà Phật!

Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương. Con thành tâm kính lạy Ngài đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân.

Tín chủ (chúng) con là: ……………[ Đọc rõ họ tên vợ chồng, con cái trong nhà]

Ngụ tại: …………[ Địa điểm đang ở]

Hôm nay là ngày 23 tháng Chạp, tín chủ chúng con thành tâm sắm sửa các vật phẩm hương hoa, xiêm hài áo mũ để kính dâng lên tôn thần. Chúng con thắp nén tâm hương và thành tâm kính bái.

Chúng con kính mời ngài Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân hiển linh trước án để hưởng thụ lễ vật đã dâng.

Tín chủ con cúi xin Tôn thần gia ân xá tội cho tất cả lỗi lầm, sai phạm của chúng con trong năm qua. Cầu mong Tôn thần ban cho phước lộc, phù hộ cho toàn gia chúng con, trai gái, già trẻ có sức khỏe dồi dào, mọi sự an khang thịnh vượng, tài lộc tấn tới. Chúng con dâng lễ mọn tâm thành, kính lễ cầu xin ngài Tôn thần phù hộ độ trì.

Nam mô a di đà Phật!

Nam mô a di đà Phật!

Nam mô a di đà Phật!”

👉  Đọc Thêm: BÁT HƯƠNG HÓA ÂM – Những Điềm Báo Và Cách Hóa Giải   👈

Hướng dẫn hoá vàng – thả cá chép đúng cách

Sau khi cúng lễ xong, các gia đình tiến hành hóa vàng, sau đó lấy tro rắc xuống sông hồ và phóng sinh cá chép với mong muốn đưa ông Táo về trời nhanh chóng, thuận lợi. Chú ý thả cá nhẹ nhàng, để cá từ từ làm quen với môi trường nước sau đó mới thả hẳn. Không được đứng từ trên vứt mạnh cá xuống hồ khiến cá bị dập bụng chết, điều này trái ngược với ý nghĩa tốt đẹp của việc phóng sinh. 

Bên cạnh đó, chú ý không thả cả túi nilon xuống sông hồ khiến ô nhiễm môi trường nước. Ngoài ra, khi hóa vàng, các bạn hóa sớ đầu tiên, sau đó mới hóa quần áo, mũ, tiền vàng…Theo quan niệm dân gian, khi hóa vàng mà chọc mạnh sẽ khiến đồ bị rách và các ông sẽ không sử dụng được. Do đó, hãy chú ý nhẹ và đều tay nhé!

Bạn cần lưu ý thực hiện hóa vàng đúng cách tránh phạm phong thủy
Bạn cần lưu ý thực hiện hóa vàng đúng cách tránh phạm phong thủy

Một số lưu ý quan trọng trong cách cúng ông Công ông Táo

Để việc cúng đưa ông Táo về trời đảm bảo ý nghĩa và thể hiện lòng thành gia chủ, hãy lưu ý một số điều sau đây:

  • Ăn mặc chỉnh tề, nghiêm trang khi làm lễ.
  • Mở cửa sổ, cửa chính lúc làm lễ để ngôi nhà để được thông thoáng, thoát khí, tiễn điều xui rủi, nghênh đón may mắn.
  • Đọc trôi chảy văn khấn, chú ý đọc to, rõ ràng.
  • Cúng ông Công Ông Táo không quá cầu kỳ, phức tạp, do đó gia chủ không cần thiết bày biện, sắm sửa nhiều thứ gây lãng phí. Chỉ nên sắm đủ những vật phẩm cần thiết.

👉  Đọc Thêm: Cách bố trí bàn thờ Phật và Gia Tiên chuẩn xác nhất 👈

Như vậy, những thông tin về cách cúng đưa ông Táo về trời ở trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn về lễ nghi này. Trầm Hương Mộc Thủy hy vọng các bạn có thể tham khảo kỹ và thực hiện lễ cúng đúng thủ tục và đạt được những điều như ước nguyện. Chúc bạn bình an!

Trầm Hương Mộc Thủy

Trầm Hương Mộc Thủy là đơn vị sản xuất và cung ứng các sản phẩm có nguồn gốc từ Trầm Hương. Chúng tôi có cơ hội được sinh ra và lớn lên ở nơi gọi là “Thủ đô Phật Giáo” – một tôn giáo có bề dày Thiền định bắt đầu từ khoảng thế kỷ 6 TCN. Chính vì thế, Trầm hương Mộc Thủy không chỉ là nơi giúp bạn yên tâm về chất lượng sản phẩm, mà chúng tôi còn là cầu nối giúp bạn về lại nơi bình yên nhất trong tâm hồn.




    Trầm Hương Mộc Thủy

    Quý Khách Hàng có nhu cầu phân phối sản phẩm Trầm Hương Mộc Thủy vui lòng đọc điều khoản và liên hệ 👉Tại Đây

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.