Nên rút, tỉa chân nhang trước hay sau cúng ông táo

Nên rút, tỉa chân nhang trước hay sau cúng ông táo

Lễ cúng ông Công ông Táo là lễ cúng truyền thống tương đối gần gũi với bao thế hệ của người Việt. Tuy nhiên, xoay quanh lễ cúng này thì còn nhiều vấn đề mà gia chủ cần quan tâm. Nhất là dọn bàn thờ, tỉa chân nhang trước hay sau cúng ông táo,.. Đây tưởng chừng là những điều đơn giản nhưng chúng lại mang một ý nghĩa rất đặc biệt.

Nên rút, tỉa chân nhang trước hay sau cúng ông táo

Ý nghĩa của truyền thống lễ cúng ông Táo

Ông Táo là một trong ba vị thần thực hiện nhiệm vụ trông coi việc bếp núc. Đặc biệt, vị Táo còn ngăn cản sự xâm phạm của ma quỷ vào thổ cư, giữ bình yên trong tất cả mọi người trong gia đình. Theo truyền thống của ông cha ta, vào ngày 23 tháng Chạp hàng năm, ông Táo sẽ cưỡi cá chép hóa rồng về chầu Ngọc Hoàng. Đây cũng được xem là lễ cúng truyền thống, mang đậm bản sắc dân tộc của người Việt. Do vậy, ngày nay dù bận rộn đến đâu thì gia chủ cũng sẽ chuẩn bị lễ vật và thực hiện lễ cúng để đưa ông Táo về chầu trời.

Ông Táo sẽ báo cáo những việc tốt và chưa tốt trong một năm của gia đình dưới hạ giới với Ngọc Hoàng. Sau đó, tại đêm giao thừa, ông Công ông Táo sẽ trở về nhân gian và tiếp tục công việc trông coi bếp lửa gia đình. Đây cũng chính là dịp để gia chủ bày tỏ được sự thành tâm của mình để tạ ơn các vị thần đã che chở và bảo vệ cuộc sống của thành viên trong gia đình được bình an và suôn sẻ.

Thời điểm nào thích hợp để dọn bàn thờ ?

Trước khi tìm hiểu tỉa chân nhang trước hay sau cúng ông Táo, thì bạn cần biết được thời điểm tốt nhất để dọn bàn thờ. Theo quan niệm, trong 7 ngày ông Táo lên chầu trời thì nơi tọa của các vị thần sẽ bị trống, không ảnh hưởng hay động chạm đến những điềm lành của gia đình.

Tuy nhiên, quan niệm của ông bà ta cho rằng: bàn thờ là nơi linh thiêng, tập trung nhiều năng lượng tốt và phúc đức cho gia đình. Do đó, việc lau dọn sẽ có thể tiến hành tại bất cứ thời điểm nào, không nhất thiết phải đúng ngày 23 tháng Chạp.

Rút, tỉa chân nhang trước hay sau cúng ông Táo ?

Tỉa chân nhang hay còn gọi là tỉ bát hương, đây là một nghi thức không thể thiếu trong phong tục thờ cúng của gia tiên cũng như các vị thần. Thông thường, tỉa chân hương được các gia chủ thực hiện vào khoảng thời gian cuối năm, gắn liền với lễ cúng ông Công ông Táo ngày 23 tháng Chạp. Trong đó có một loạt nghi thức chuẩn bị kết thúc một năm cũ và chuyển mình qua một năm mới an lành và thịnh vượng.

Theo truyền thống của người Việt Nam, bát hương trên bàn thời là một vận phẩm ‘ bất khả xâm phạm”. Điều này cũng được giải thích do quý gia chủ sự ảnh hưởng đến yếu tố may mắn, phạm nhiều điều không hay. Do đó, gia chủ sẽ chỉ thực hiện tỉa chân nhang vào các dịp quan trọng.

Như vậy, gia chủ nên tỉa chân nhang trước hay sau cúng ông Táo ? theo các chuyên gia phong thủy, tâm linh thì việc rút tỉa chân nhang cần thực hiện sau khi làm lễ cúng ông Táo là đúng nhất. Vì khi ông Táo về chầu trời thì dọn tỉa bát hương sẽ không phạm vào điều gì cả.

Tuy nhiên trong cuộc sống hiện đại ngày nay, chúng ta đã và đang dần đơn giản hóa nhiều quy chuẩn của ông bà ta. Do đó, việc rút tỉa chân hương gia đình nên được thực hiện vào một ngày tốt nào đó trong tháng Chạp là được.

Nên rút, tỉa chân nhang trước hay sau cúng ông táo
Nên rút, tỉa chân nhang trước hay sau cúng ông táo

Hướng dẫn tỉa chân nhang cúng ông Công ông Táo đúng cách

Nếu như bạn chưa biết cách rút chân nhang thì có thể nhờ đến thầy về thỉnh nhưng thông thường các gia chủ sẽ muốn tự làm để thể hiện được đầy đủ thành ý của mình đến các vị thần. Trước khi tỉa chân nhang bạn cần dọn dẹp lại bàn thờ và chuẩn bị các dụng cụ sau: khăn sạch, nước sạch, giấy sạch, nước ngũ hương ( có thể là rượu gừng hay tinh dầu quế), 1 chiếc thìa sạch ( để xúc bớt tàn nhang trong bát hương nếu đầy), 1 chậu sạch,…

Trước khi tiến hành tỉa chân nhang cúng ông Táo gia chủ cần thắp hương và xin phép tổ tiên, các vị thần cho phép gia chỉ được chọn dọn dẹp qua. Quá trình rút chân nhang thì bạn nên dẹp dẹp theo thứ tự từ trên xuống. Hoa quả giả bạn cần hạ xuống rồi rửa lại hoặc thay mới.

Đầu tiên, bạn cần trải giấy trắng hạ từng chút các vật trên bàn thời, khi đặt xuống thì cần thật nhẹ nhàng tránh đụng chạm đến bát hương. Sau khi đã nhổ chân hương thì gia chủ lấy một chiếc thìa nhỏ xúc tàn hương và nén lại cho thật gọn gàng.

Tiếp theo đó đổ nước ngũ hương, rượu vào một chậu sạch, nhúng khăn sạch vào chậu để lau lư hương vào bàn thờ. Nếu trên bàn thờ có 3 bát hương thì cần lau theo thứ tự: ở giữa, bên trái và bên phải. Như vậy, việc rút chân hương đã hoàn tất và bạn chỉ cần sắp xếp lại các món vật lên bàn thờ và thắp hương vái như báo cáo với tổ tiên, thần linh công việc dọn dẹp và rút chân hương dọn bàn thờ đã hoàn tất.

Nên rút, tỉa chân nhang trước hay sau cúng ông táo
Nên rút, tỉa chân nhang trước hay sau cúng ông táo

Trên đây là toàn bộ thông tin về tỉa chân nhang trước hay sau cúng ông Táo . Bạn có thể tham khảo và làm theo các bước đã hướng dẫn ở trên. Hãy thành tâm và lau dọn thường xuyên, sự an lành và vui vẻ sẽ luôn đến với gia đình bạn.

Trầm Hương Mộc Thủy

Trầm Hương Mộc Thủy là đơn vị sản xuất và cung ứng các sản phẩm có nguồn gốc từ Trầm Hương. Chúng tôi có cơ hội được sinh ra và lớn lên ở nơi gọi là “Thủ đô Phật Giáo” – một tôn giáo có bề dày Thiền định bắt đầu từ khoảng thế kỷ 6 TCN. Chính vì thế, Trầm hương Mộc Thủy không chỉ là nơi giúp bạn yên tâm về chất lượng sản phẩm, mà chúng tôi còn là cầu nối giúp bạn về lại nơi bình yên nhất trong tâm hồn.




    Trầm Hương Mộc Thủy

    Quý Khách Hàng có nhu cầu phân phối sản phẩm Trầm Hương Mộc Thủy vui lòng đọc điều khoản và liên hệ 👉Tại Đây

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.