Hướng dẫn cách tỉa chân nhang đúng cách, không bị ‘phạm’

Hướng dẫn cách tỉa chân nhang đúng cách, không bị ‘phạm’

Tỉa chân nhang là việc mà hầu hết các gia đình người Việt đều làm vào dịp cuối năm hoặc khi chân nhang trong bát hương quá nhiều. Thế nhưng bát hương và chân nhang vốn mang một ý nghĩa tâm linh rất lớn nên tải chân nhang cũng có rất nhiều quy tắc cần phải lưu tâm. Bài viết dưới đây, Trầm Hương Mộc Thủy sẽ hướng dẫn các bạn cách tỉa chân nhang đúng cách, không bị ‘phạm’.

Hướng dẫn cách tỉa chân nhang đúng cách, không bị ‘phạm’

Tỉa chân nhang là gì? Bị phạm là gì?

Tỉa chân nhang hay còn được gọi là rút chân nhang, xin chân nhang,… là việc chúng ta dọn dẹp lại bàn thờ, đặc biệt là phần bát hương để cắm các chân nhang. Như chúng ta đã biết thì đốt nhang là truyền thống văn hóa lâu đời của người Việt Nam nhằm để tưởng nhớ cũng như cầu xin bề trên phù hợp. Dung tích bát hương có hạn nên đến một lúc nào đó, chân nhang và đậu tàn nhang rơi xuống khiến bát hương bị đầy, khói bụi nhiều nên cần dọn dẹp gọn gàng lại.

Bên cạnh đó vào những dịp lễ Tết đặc biệt là Tết Nguyên Đán thì chúng ta bắt buộc phải tỉa chân nhang kể cả khi bát hương không đầy. Thế nhưng bàn thờ là ‘chỗ ngồi’ của tổ tiên, của những vị thần tài, ông Công, ông Táo nên không chúng ta không thể tùy tiện rút chân nhang bất cứ lúc nào một cách vô tại vạ được. Ta cần phải làm một lễ xin chân nhang cũng như tuần thủ nhiều nguyên tắc trong quá trình thực hiện để tránh bị ‘phạm’.

Bị phạm ở đây có nghĩa là bề trên cảm thấy hành động của chúng ta là bất kính, thiếu tôn trọng và sẽ quở trách. Từ đó việc thờ cúng của chúng ta mất thiêng và cuộc sống gặp nhiều xui rủi.

Lựa chọn thời gian tỉa chân nhang

Đối với trường hợp bát hương bị đầy hoặc gia chủ muốn dọn dẹp lại bàn thờ thì chúng ta có thể lựa ngày tùy thích để tỉa chân nhang. Nên chọn khung giờ buổi sáng, trước 7h tối vì sau 7h tối là thời điểm mà dương thịnh âm suy, nhiều ma quỷ nghiệp chướng hoạt động và chúng có thể vào nhà ám que gia chủ. Đối với việc tỉa chân nhang đón Tết Nguyên Đán, có rất nhiều ý kiến trái chiều về việc nên tỉa chân nhang trước hay sau khi cúng ông Công, ông Táo về trời.

Nhiều người cho rằng nên tỉa trước bởi ông Công ông Tao sẽ ghi chép lại điều đó trước khi về báo cáo với Thiên Đình.  Số còn lại thì cho rằng hai ông cần chỗ ở yên ổn và việc dọn dẹp trước là không cần thiết. Theo các chuyên gia phong thủy và tâm linh thì đó là quan điểm khá sai lầm và dư thừa. Bởi việc dọn dẹp bàn thờ, xin tỉa chân nhang không ảnh hưởng gì đến ông Công, ông Táo cả nên ta có thể làm nó bất cứ lúc nào. 

Chuẩn bị gì trước khi tỉa chân nhang

Trước khi tải chân nhang chúng ta cần chuẩn bị hai thứ đó là người tỉa chân nhang và các lễ vật, dụng cụ để tỉa nhang. Về lễ vật, dụng cụ thì cần chọn đồ mới tinh, sạch sẽ và chuyên dụng dành cho việc tỉa chân nhang. Thông thường chúng ta cần phải có: Rượu và gừng sạch được giã và hòa vào với nhau, 1 tấm vải sạch, 2 cái khăn và 1 chậu nước sạch. 

Đối với người có nhiệm vụ tỉa chân nhang, đó không hẳn phải là những thầy cúng mà có thể là người trong gia đình. Ta nên chọn những người đàn ông trưởng thành, có tính cách thẳng thắn, cẩn thận và phúc đức tốt. Trước khi bắt đầu nghi thức tỉa chân nhang, người tỉa cần tắm rửa sạch sẽ, ăn mặc gọn gàng, giữ một tinh thần thoải mái, thanh tịnh cũng như thành tâm nhất.

Cách tỉa chân nhang đúng cách

Để tỉa chân nhang đúng cách, bạn cần thực hiện tuần tự và đủ những bước dưới đây:

Bước 1: Đốt 1 nén nhang dâng lên bàn thờ và độc bài văn khấn xin tỉa nhang (bài văn khấn bạn có thể tham khảo bên dưới). Nếu bạn xin tỉa chân nhang ông Công, ông Táo sao ngày 23 tháng chạp thì có thể bỏ qua bước này vì khi đó, hai ông đã trở về thiên đình để báo trước từ trước.

Bước 2: Lót tờ báo hoặc tấm vải đã được chuẩn bị từ trước ở gần bát hương rồi lần lượt rút từng chân nhang một cho vào đó. Trong lúc 1 tay bạn phải cầm vào bát hương tránh để bị xê dịch cũng như tro, đậu tàn văng ra bàn thờ. Bạn rút đến khi nào lượng chân nhang còn trong bát nhang là một số lẻ như 1-3-5 thì dừng lại và chuẩn bị bước dọn dẹp.

Bước 3: Thấm rượu gừng đã được hòa lúc trước vào tấm vải, lau xung quanh bát nhang. Khi lau bạn cũng cần giữ thật chắc hương như lúc rút chân nhang, tuyệt đối không để bất nhang xê dịch hoặc xoay đi các hướng khác .

Bước 4: Dùng nước và tấm vải càn lại lau khu vực xung quanh và dọn dẹp lại bàn thờ. Xong xuôi thì ta đợi cho mọi thứ khô ráo rồi dâng lễ vật lên. Lưu ý: bàn thờ cần được dọn sạch sẽ và thay mới tất cả những vật dụng bị sứt mẻ, hay bụi bám không thể làm sạch được.

Trên đây là bài viết hướng dẫn cách tỉa chân nhang đúng cách, không bị ‘phạm’. Rất mong những thông tin có trong bài viết có ích với bạn và qua đó bạn có thể biết cách tỉa chân nhang chuẩn xác nhất.

Trầm Hương Mộc Thủy

Trầm Hương Mộc Thủy là đơn vị sản xuất và cung ứng các sản phẩm có nguồn gốc từ Trầm Hương. Chúng tôi có cơ hội được sinh ra và lớn lên ở nơi gọi là “Thủ đô Phật Giáo” – một tôn giáo có bề dày Thiền định bắt đầu từ khoảng thế kỷ 6 TCN. Chính vì thế, Trầm hương Mộc Thủy không chỉ là nơi giúp bạn yên tâm về chất lượng sản phẩm, mà chúng tôi còn là cầu nối giúp bạn về lại nơi bình yên nhất trong tâm hồn.




    Trầm Hương Mộc Thủy

    Quý Khách Hàng có nhu cầu phân phối sản phẩm Trầm Hương Mộc Thủy vui lòng đọc điều khoản và liên hệ 👉Tại Đây

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.