Chuông là pháp khí quan trọng trong Phật Giáo. Khi thắp hương tại gia, người ta thường sử dụng chuông gia trì để tạo nên âm thanh trang nghiêm, thành kính. Hiện nay, có nhiều gia chủ vẫn chưa hiểu rõ cách gõ chuông khi thắp hương tại nhà ra sao. Theo dõi bài viết dưới đây của Trầm Hương Mộc Thủy để hiểu rõ hơn về nội dung này nhé!
Ý nghĩa của việc gõ chuông khi thắp hương tại nhà là gì?
Như chúng ta đã biết, chuông có ý nghĩa quan trọng trong nhiều nghi lễ Phật Giáo. Trong quyển 24 Kinh A Hàm, Đức Phật bảo Ngài A Nan gõ chuông lên để tập họp chúng. Trong phần “Kích Chung Nghiệm Thường” của cuốn Kinh Thủ Lăng Nghiêm viết rằng: Phật đã sai La hầu la đánh chuông nhằm chứng nghiệm tánh nghe cho Ngài A Nan.
Có thể thấy, tiếng chuông có vai trò và ý nghĩa lớn trong những buổi lễ của nhà Phật. Tiếng chuông ngân vang, trầm bổng và trong trẻo khiến lễ nghi càng trở nên trang nghiêm, tôn kính. Gõ chuông khi thắp hương tại nhà cũng là biểu hiện của sự thành kính dành cho những bậc bề trên.
Nhiều người tìm hiểu cách gõ chuông khi thắp hương tại nhà với hy vọng được lĩnh hội chân lý của nhà Phật. Tiếng chuông còn có ý nghĩa thức tỉnh bản giác con người, từ bi hỷ xả, vô ngã, vị thần. Giúp con người dần loại bỏ tham sân si hận thù và mang đến sự sự thanh tịnh trong tâm hồn để xua đi những mệt mỏi, bộn bề của cuộc sống.

Ảnh minh họa
Hướng dẫn cách gõ chuông khi thắp hương tại nhà chuẩn nhất
Trước khi gõ chuông, thắp hương thì bạn cần chỉnh trang quần áo, đầu tóc sạch sẽ, gọn gàng. Sau đó, dọn dẹp khu vực bàn thờ và đĩa thờ để dâng các vật phẩm thờ cúng, hoa tươi lên.
Người gõ chuông cần phải có kinh nghiệm để đảm bảo có tiếng chuông với âm thanh không quá to hoặc quá nhỏ. Tiếng chuông cần có độ âm vang, thánh thót để hài hòa với tiếng đọc kinh.
Bạn có biết : Cách bài trí Trái Cây thắp hương đúng cách
Khai chuông bắt đầu nghi thức
Người chủ trì buổi lễ sẽ ngồi xuống khu vực trung tâm sau khi thực hiện lễ Phật. Vị trí ngồi tại trước bàn thờ tại gia. Tiếp đó, người đánh chuông (hay còn gọi là Duy na) sẽ thực hiện nghi thức khai chuông để bắt đầu buổi tụng kinh. Khi đánh chuông cần chú ý về nhịp điệu và tốc độ. Các bạn cần có sự kết hợp hài hòa giữa chuông và mõ để tạo không khí trang nghiêm cho buổi lễ.

Các bước gõ chuông khi thắp hương tại nhà
Có 4 bước tuần tự để thực hiện gõ chuông – mõ khi thắp hương tại nhà. Các bạn cần nắm rõ 4 bước này để có cách gõ chuông đúng:
Bước 1: Đầu tiên, thỉnh 3 tiếng chuông liên tiếp
Bước 2: Sau khi đã gõ 3 tiếng chuông thì gõ tiếp 7 tiếng mõ. Cách gõ mõ được chia thành 3 nhịp. Trong đó 4 tiếng đầu là tiếng mõ rời có độ ngắt quãng vừa phải. Hai tiếng tiếp theo gõ mõ dính liền. Tiếng cuối cùng gõ cách khoảng vài giây.
Bước 3: Đây là bước thỉnh chuông và mõ. Người gõ cần chú ý đan xen, hài hòa tiếng chuông và mõ bằng cách gõ chuông trước mõ sau. Có 3 lần thỉnh chuông sau đó gõ 1 tiếng mõ rời. Đến tiếng mõ thứ 5 và 6 gõ liên tiếp, tiếng mõ thứ 7 gõ rời.
Bước 4: Cuối cùng, để kết thúc việc khai chuông, người đánh chuông sẽ thực hiện giật chuông.

Ảnh minh họa
Đánh chuông mõ trong khi tụng niệm
Khai chuông mõ xong thì những người tham gia bắt đầu nghi thức tụng niệm. Một chữ sẽ tương ứng với một tiếng gõ. Chú ý các nguyên tắc cần sau:
- Chưa gõ mõ khi tiếng kinh (kệ) đầu tiên cất lên
- Đệm một tiếng mõ ở tiếng thứ hai
- Không gõ mõ ở tiếng thứ 3
- Tiếng thứ tư, thứ năm về sau gõ nhịp mõ đều đặn.
Tốc độ và nhịp điệu gõ có sự khác biệt đối với từng loại kinh, cụ thể như sau:
- Gõ đều đặn, nhịp nhanh dần đều đối với kinh bộ
- Gõ nhanh, gấp khi tụng thần chú
- Gõ chậm rãi khi tụng kinh sám hối
Khi đã kết thúc bài kinh (kệ) thì gõ mõ chậm ở những tiếng mõ gần cuối để dừng lại, thì Gõ liền 2 tiếng mõ áp chót và tiếng cuối thì gõ rời.
Thường ở cuối bài kệ hay cuối đoạn kinh sẽ điểm một tiếng chuông. Chú ý, khi niệm Phật, muốn chuyển qua danh hiệu khác cần thỉnh một tiếng chuông. Nếu muốn chấm dứt thì thỉnh một tiếng chuông ở tiếng thứ năm (hoặc thứ ba) gần cuối bài kinh. Ở tiếng cuối cùng của bài cần đánh thêm một tiếng chuông nữa.

Ảnh minh họa
Hy vọng với những hướng dẫn trên, các bạn sẽ hiểu rõ hơn về cách gõ chuông khi thắp hương tại nhà. Hãy thực hiện và luyện tập thường xuyên để có cảm nhận tốt về tốc độ, nhịp điệu trong từng hồi chuông, hồi mõ nhé!.