Lễ vật cúng thần tài thổ địa mới thỉnh về tránh phạm phong thủy

Tuy không phải là bắt buộc nhưng ngày nay có rất nhiều người thờ cúng thần tài thổ địa với mong muốn mang lại may mắn, tài lộc, an yên cho gia chủ. Vậy, với những gia chủ mới thỉnh thần tài thổ địa nên chuẩn bị lễ vật cúng như thế nào? Hãy cùng Trầm Hương Mộc Thủy tìm hiểu nhé.

Cách cúng thần tài thổ địa mới thỉnh về chuẩn

Những thông tin dưới đây được tổng hợp từ nhiều nguồn tài liệu khác nhau và mang tính chất tham khảo. Do đó, trước khi thực hiện cúng thần tài thổ địa mới thỉnh, bạn nên tham khảo thêm phong tục tại địa phương mà mình sinh sống. Cụ thể như sau:

Ngày giờ cúng thần tài thổ địa mới thỉnh về tốt

Thông thường, thời điểm tốt nhất để tiến hành thỉnh thần tài thổ địa thường sẽ là ngày mùng 10 hàng tháng. Đây được xem là ngày vía thần tài, tức là ngày Thần Tài bay về trời. Tuy vậy, bạn có thể thỉnh thần tài thổ địa vào bất kỳ thời điểm nào trong tháng. Hãy tham khảo lịch vạn sự và xin ý kiến từ những thầy phong thủy để lựa chọn được ngày phù hợp.

Ngày mùng 10 hàng tháng là ngày đẹp và may mắn để thỉnh thần tài thổ địa
Ngày mùng 10 hàng tháng là ngày đẹp và may mắn để thỉnh thần tài thổ địa (Hình ảnh minh họa)

Bên cạnh chọn ngày, bạn cũng cần lưu ý về khung giờ để thỉnh thần tài, thổ địa. Cụ thể, dưới đây sẽ là một số khung giờ được xem là may mắn theo quan niệm của dân gian. Bao gồm:

  • Giờ Tốc Hỷ: Từ 9h – 11h sáng, 21h – 23h tối, nên lựa chọn khung giờ buổi sáng sẽ tốt hơn. Khung giờ này được cho là khung giờ rất may mắn cho việc làm ăn, gặp gỡ, kết nối đối tác.
  • Giờ Đại An: Từ 5h – 7h sáng và 17h – 19h tối. Thỉnh thần tài thổ địa vào khung giờ này sẽ mang đến sự thuận lợi, bình an cho gia chủ trong mọi hoạt động, đời sống.
  • Giờ Tiểu Cát: Từ 1h – 3h sáng và 13h – 15h chiều. Đây là khung giờ sớm nhất và mang ý nghĩa cho sự như ý cát tường, sự tốt lành, mọi chuyện hanh thông và may mắn.
 Bạn nên xem thêm bài viết Có Nên Thắp Nhang Mỗi Ngày Không, tại đây nhé ! 

Cách chọn tượng thần tài thổ địa đúng

Sau khi chọn ngày giờ, bạn sẽ cần phải lựa chọn tượng thần tài thổ địa để thỉnh bàn thờ về cúng bái. Thổ địa là một vị thần phúc hậu, 1 tay cầm quạt, 1 tay cầm đĩnh vàng nhỏ. Còn thần tài sẽ là tượng gồm 1 tay ôm đỉnh vàng, 1 tay cầm gậy như ý. Bạn cần lưu ý những đặc điểm này để lựa chọn đúng tượng.

Ngoài ra, khi chọn tượng, gia chủ phải lưu ý không chọn tượng bị sứt mẻ hoặc tượng cũ đã qua sử dụng (chưa được làm lễ cần thiết). Hãy lựa chọn những bức tượng có nét tươi tắn, sáng sủa, hiền hòa, nhân hậu. Nước sơn của tượng nên lựa chọn có màu hồng hào, tràn đầy phúc khí.

Tượng sau khi được lựa chọn cần phải gửi lên chùa để làm lễ khai quang, điểm nhãn. Nên bọc tượng thần tài thổ địa trong túi bóng hoặc túi giấy nhỏ, sau đó đặt vào hộp sạch sẽ. Sau khi được gửi lên chùa, 2 bức tượng sẽ được làm lễ “Chú nguyện nhập thần” và chờ ngày lành tháng tốt để thỉnh về.

Chuẩn bị bàn thờ cho Thần tài thổ địa

Bên cạnh chọn giờ, gia chủ cần cần phải chuẩn bị bàn thờ cho thần tài thổ địa. Bàn thờ cần được thực hiện lễ khai quang, điểm nhãn tại đền, chùa rồi mới mang về bố trí tại nhà. Vị trí đặt bàn thờ thần tài thổ địa nên lựa chọn theo mệnh, tuổi của gia chủ. Một số lưu ý khi chuẩn bị và đặt bàn thờ thần tài, thổ địa tại nhà như sau:

  • Bàn thờ thần tài thổ địa cần đặt nơi thoáng đãng, tuyệt đối không đặt ở những khu vực tối tăm hoặc khu vực có nhiều đồ đạc, vật dụng che chắn.
  • Không đặt bàn thờ đối diện gương, nhà vệ sinh, chậu rửa, nơi có quá nhiều ánh sáng, đèn.
  • Phải để dưới đất, tránh đặt trên cao. Bạn có thể chọn vị trí sạch sẽ nhất và đặt gần cửa ra vào, lưng bàn thờ dựa vào tường.
Nên lựa chọn chỗ để bàn thờ thần tài thổ địa phù hợp với tuổi gia chủ
Nên lựa chọn chỗ để bàn thờ thần tài thổ địa phù hợp với tuổi gia chủ (Hình ảnh minh họa)

Chuẩn bị lễ vật khi thỉnh thần tài thổ địa

Những lễ vật, đồ đạc để thỉnh bàn thờ thần tài thổ địa phải là đồ mới, được chuẩn bị đầy đủ theo phong tục của mỗi địa phương. Bạn nên sắp lễ vật, đồ dùng trên bàn thờ trước khi thực hiện lễ thỉnh thần tài thổ địa từ 15 – 30 phút. Không nên thực hiện quá sớm. Lễ vật khi thỉnh thần tài sẽ gồm mâm cúng và một số vật dụng sau:

  • Nhang/hương: Số nhang thắp mỗi lần thỉnh, cúng bái phải luôn là số lẻ.
  • Đèn thắp/nến: Ngày thỉnh đầu tiên, gia chủ lưu ý chuẩn bị đầy đủ đèn để thắp sáng ổn định.
  • 5 chén nước nhỏ, có thể xếp thành hàng dọc hoặc xếp theo ngũ giác tượng trưng cho ngũ hành.
  • 3 hũ nhỏ được gạo tẻ, muối tinh, nước sạch.
  • Một bộ tam sên gồm 1 hoặc 3 quả trứng luộc, 1 hoặc 3 con tôm luộc (hoặc cua luộc), 1 miếng thịt ba chỉ luộc còn nguyên miếng.
  • Đĩa ngũ quả nếu có, lưu ý lựa chọn những quả có nhiều kích thước khác nhau, tươi, không bị héo, hư hỏng.
  • Trầu cau tươi, thuốc lá, bia, nước ngọt, tiền vàng mã, tiền trần.
  • Đồ nếp: Có thể sử dụng bánh chưng hoặc một đĩa xôi (xôi đậu, lạc, gấc đều được).
  • Hoa tươi: Lựa chọn hoa theo số lẻ, có thể chọn từ 5 – 7 bông hoa cúc, ly, hoa hồng,…
  • Có thể chuẩn bị thêm bánh kẹo, cá lóc nướng, heo quay, bánh hỏi,..
 Bạn nên xem thêm bài viết Thắp Nhang Cho Thần Tài Thổ Địa Sao Cho Đúng , tại đây nhé ! 

Thực hiện lễ, hết lễ, hạ lễ đúng nghi thức

Khi thực hiện lễ, người cúng nên là gia chủ của gia đình hoặc chủ doanh nghiệp, cơ sở buôn bán. Người cúng phải ăn mặc chỉnh tề, sạch sẽ, gọn gàng. Trong quá trình cúng lễ cần phải thành tâm, không được vừa cúng lễ vừa làm việc khác.

Người cúng sẽ thực hiện thắp nhang/hương, cắm vào bát hương, chắp tay, cúi đầu và thực hiện đọc văn khấn vái thỉnh thần tài thổ địa đúng phong tục địa phương. Sau khi cúng xong, gia chủ thực hiện lùi ra theo tư thế lùi, không được quay lưng lại vào bàn thờ.

Khi hết lễ, gia chủ cần tiến hành hạ lễ, hóa vàng mã cho Thần tài thổ địa. Khi hóa vàng, người thực hiện cũng nên khấn trong tâm để gửi lời cầu chúc, biết ơn cho thần tài thổ địa. Đồ lễ nên chia cho người trong gia đình hoặc người trong doanh nghiệp, không nên chia cho người ngoài hoặc bỏ lễ. Điều này sẽ khiến cho bạn bỏ đi những tài lộc, may mắn đã thỉnh được.

 Bạn nên xem thêm bài viết Cách Cúng Thần Tài Thổ Địa Hàng Ngày, tại đây nhé ! 

Lưu ý khác khi thực hiện thỉnh thần tài thổ địa

Bên cạnh những vấn đề trên, gia chủ cũng cần phải lưu ý thêm:

  • Trong 100 ngày đầu tiên khi mới thỉnh Thần Tài Thổ địa cần phải chuẩn bị lễ vật, cúng bái thường xuyên và đều đặn. Bàn thờ thần tài thổ địa phải thường xuyên được thắp sáng để hội tụ đủ linh khí mới, đón lộc về nhà.
  • Luôn phải mang tượng thần tài, thổ địa đi khai quang điểm nhãn trước khi thỉnh về.
  • Phải thực hiện “tắm” cho thần tài, thổ địa trước khi đặt lên bàn thờ và trong suốt thời gian thờ cúng sau đó. Có thể sử dụng nước bưởi, rượu gừng để tắm cho 2 vị thần.
  • Sử dụng khăn lau cho bàn thờ, khăn tắm cho thần tài thổ địa riêng biệt. Không được dùng chung khăn cho những mục đích khác.
Không sử dụng khăn lau chùi bàn thờ thần tài thổ địa cho mục đích khác
Không sử dụng khăn lau chùi bàn thờ thần tài thổ địa cho mục đích khác (Hình ảnh minh họa)
 Nếu bạn chưa nên nên thắp mấy nén nhang, có thể tham khảo thêm bài viết Ý Nghĩa Số Nén Nhang , tại đây nhé ! 

Hy vọng bạn sẽ hiểu hơn về các lễ vật và cách cúng thần tài thổ địa mới về đúng chuẩn để tránh phạm phong thủy. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể tham khảo thêm nhiều bài viết khác của Trầm Hương Mộc Thủy để hiểu hơn về phong thủy, các lễ nghĩa cúng bái truyền thống của Việt Nam nhé.

Trầm Hương Mộc Thủy

Trầm Hương Mộc Thủy là đơn vị sản xuất và cung ứng các sản phẩm có nguồn gốc từ Trầm Hương. Chúng tôi có cơ hội được sinh ra và lớn lên ở nơi gọi là “Thủ đô Phật Giáo” – một tôn giáo có bề dày Thiền định bắt đầu từ khoảng thế kỷ 6 TCN. Chính vì thế, Trầm hương Mộc Thủy không chỉ là nơi giúp bạn yên tâm về chất lượng sản phẩm, mà chúng tôi còn là cầu nối giúp bạn về lại nơi bình yên nhất trong tâm hồn.




    Trầm Hương Mộc Thủy

    Quý Khách Hàng có nhu cầu phân phối sản phẩm Trầm Hương Mộc Thủy vui lòng đọc điều khoản và liên hệ 👉Tại Đây

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.